Nguyên Ngọc
http://boxitvn. blogspot. com/2010/ 02/nuoc-moi-
rung-xanh- va-su-song. html#more
Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn,
nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi
v́ đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân
xanh. Của sự sống.
Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một
nhà thơ từng thống thiết gọi là "dằng dặc khúc ruột
miền Trung". Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven
biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu
trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành
trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con
người sống trên cát, tử sinh cùng với cát. Tôi có
đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy,
nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng
có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này.
Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một
trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy
là nước, mà thiên nhiên đă rất thông minh giữ và
giành cho dải đất thoạt nh́n thật khô cằn này, và
con người th́ cũng thật thông minh hiểu được món quà
quư của đất trời, biết tận dụng lấy cho ḿnh.
Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa
đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn c̣n một kỹ thuật nông
nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ
thuật "tưới nước mội", người Việt học được của người
Chăm khi đi vào Nam. Nước mội là nước rỉ ra từ các
chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức
có thể bụm vào ḷng bàn tay, ngữa cổ uống ngay ngon
lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám
ruộng được gọi là "thổ", những đám thổ trồng đủ các
loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao
nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp
nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng
hạn gay gắt nhất. Nước mội từ trong ḷng cát rỉ ra,
nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những
chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát
rợi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ
nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông
nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả
cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam …
Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền
đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc
tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của ḿnh. Những
người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều
biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan
trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt,
phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang
nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm
khi chẳng v́ mua bán ǵ cả, vẫn phải ghé lại các
cảng ven bờ để "ăn" nước ngọt. Và trên dải cồn cát
miên man của ḿnh, người Chăm là những người thiện
nghệ nhất thế gian về nghề t́m mạch nước, đào và
thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có
thể nh́n thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong
ḷng đất, những ḍng nước mội. Chính hệ thống giếng
nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất
tận rỉ ra mà có – đă tạo nên vương quốc đại dương
Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu
…
Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đă có
hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước
mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng
nguồn nước mội ân huệ bất tận.
Của Trời.
Rồi về sau, cuộc đời lại đă cho tôi một may mắn khác:
tôi hiểu hóa ra "Trời" đó không phải là một đấng
trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động,
khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ …, mà lạ thay, cũng
lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang
trở nên cực kỳ mong manh!
Trường Sơn. Tây Nguyên.
Tôi đă được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời
của ḿnh ở đó.
Hóa ra có một "bí mật" to lớn: ngọn nguồn của nước
mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven
biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng
đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây
Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn
rất xa xôi kia, đêm ngày, hằng triệu triệu năm nay,
như một người Mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng
lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, "
để giành", tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một
giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất
tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của ḿnh, cho sự
sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải
đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các
vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ
ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống c̣n... Nước
mội chính là những ḍng nước nhỏ, liên tục, không
bao giờ dứt, đi âm thầm và vô h́nh trong ḷng đất,
từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những
cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này.
Vậy đó, Tây Nguyên, ư nghĩa của Tây Nguyên và rừng
Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ
của nó, nước.
Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này:
không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu.
Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa h́nh:
đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát
ngay về phía đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa
là sườn phía tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía
đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ
Tây Nguyên đổ về phía tây cũng nhiều hơn về phía
đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía tây
tức là về Mékông, về Nam Bộ. Về toàn miền Nam. Trong
một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có
ư nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả
các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, th́ có lẽ
cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia,
cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt
chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả
nước ấy không bị nhiễm mặn…
Hàng ngh́n đời nay có những con người đă sống ở đây,
gắn bó ruột thịt với rừng và đă tạo nên cả một nền
văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó
ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa
ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt
như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng
là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá,
chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản,
Rừng đối với họ là Tất cả, là Mẹ, là cội nguồn của
sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ.
Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất
khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự
sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi
cụ thể chứ không phải bằng lư lẽ to tát, rằng không
có rừng th́ cũng chẳng có, chẳng c̣n nước, nghĩa là
cũng chẳng c̣n có sự sống, chúng ta không biết cái
chân lư sơ đẳng và đơn giản ấy. Nh́n thấy rừng là
con mắt ta hau háu nh́n thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ
rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác. Hau háu, hung
hăng, hỗn hào chặt phá,và hết chặt phá, chẳng c̣n ǵ
để chặt phá nữa th́ đào bới…
Ở quê tôi, nay đă kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất
nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời!
Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi.
Cả thành phố Tuy Ḥa, thị xă Sông Cầu ch́m trong
nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang…
Một vị có trách nhiệm rất cao và trực tiếp giải
thích: Ấy là v́ biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại
nữa, v́ nhân dân mất cảnh giác. Tại Trời và tại dân,
Trời th́ ngày càng tai ác, c̣n dân th́ măi ngu dốt!
Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt
phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm nay,
2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 li;
năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1300 li,
gấp hơn ba lần. Năm 1991 không có ǵ đáng kể, năm
2009 lại tai họa khủng khiếp, v́ sao?
Ở miền Trung - mà ở cả nước đều vậy - ngày xưa chỉ
có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết,
mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt,
nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa,
cũng là lúc làm ăn rộn ră, có lẽ cũng tương tự như
mùa nước nổi ở Nam Bộ thuở nào. Ngày nay không c̣n
lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột
đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến
nổi, như vừa rồi, có người đă leo lên trần nhà rồi
c̣n chết ngạt trong ấy v́ không kịp dở mái để leo
lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất
cả những ǵ nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ
trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng. Tất nhiên ngày
xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc
biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài
lần. Ngày nay hể đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm
chí chỉ áp thấp, là cả nước đă rùng rùng lo chống lũ,
sập núi, trôi rừng…
Con số 1300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số
hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải
chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do
trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức
nọ.
Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông
minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đă không
c̣n, đă bị phá vỡ, bị đă bị con người triệt diệt
bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong
một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ
thuật trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đă cảnh
báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét
sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ c̣n khốc liệt, tai
hại hơn. Bởi v́ nước mội và lụt hằng năm hiền lành
là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây
Nguyên. Trong hơn 30 năm qua, từ sau 1975 chúng ta
đă làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết,
cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà
sinh tử của toàn Đông Dương này. Đă quét sạch xong
hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt
dưới ḷng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng,
không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp
của công nhiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối
không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định,
điều ḥa, thông minh của tự nhiên đă bị triệt diệt,
nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có
trong lịch sử. Một quy luật khác đă được thiết lập,
quy luật của hỗn loạn.
Hăy nh́n lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế
hệ nhiều ngh́n năm qua đă giao lại cho chúng ta,
trên ấy đă mất hết màu xanh của sự sống.
Có c̣n cứu được không?
C̣n, với một điều kiện: biết giật ḿnh, dừng lại,
bắt đầu lại.
Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là
những nước phát triển đều đă đi qua "con đường đau
khổ", đúng hơn là con đường ngu dại này, cũng từng
tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo
ḷng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác. Chỉ có
điều, gần một thế kỷ trước họ đă giật ḿnh dừng lại,
và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho
đất đai, núi non của họ.
Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra
phải thế. Sự vội vă, kiêu căng, và ḷng tham không
đáy, đă che mắt chúng ta. Đang c̣n tiếp tục che mắt
chúng ta. Chúng ta vẫn c̣n hăng lắm trong việc chặt
phá nốt đôi chút c̣n lại và đang bắt đầu một công
cuộc đào bới hung dữ.
Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên.
Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống
khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước
hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một
công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp
to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm
năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế
hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm,
toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xă,
từng làng.
Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.
Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh,
của sự tỉnh táo, khôn ngoan.
Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu
chúng ta sẽ có thể bụm vào ḷng bàn tay một ngụm
nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngữa
cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng
rất dại dột, nhưng rồi cũng đă từng biết khôn ngoan,
để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu,
lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.
Cuối năm 2009